TRONG THỜI GIAN Ở CƠ SỞ CÁCH LY CHÚNG TỚ THƯỜNG CẢM THẤY
? Lo lắng chuyện gián đoạn học hành, tình trạng sức khỏe của mình;
? Sợ hãi, lo lắng cho những người mình đã từng tiếp xúc bị nhiễm bệnh. ?Cảm thấy mình có lỗi; ?Buồn chán, thất vọng, buồn rầu, tức giận, kích động, cơ thể đau nhức; ?Bực tức hoặc lo lắng vì mất tự do hoặc muốn đỗ lỗi cho ai đó; ?Bồn chồn và sợ hãi khi tưởng tượng ra viễn cảnh có thể xảy ra với mình ?Cô đơn và tách biệt do ít tương tác với mọi người; ?Dễ khóc |
CHÚNG TA HÃY YÊN TÂM VÌ
?Đây là những phản ứng bình thường và có thể xảy ra với bất kì ai khi ở khu cách ly một thời gian dài và tạm dừng các hoạt động bình thường cũng như không được gặp gỡ bạn bè. Nhưng không sao, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua được.
?Khi chúng ta cảm thấy buồn và cô đơn. Hãy nhớ là chúng ta không chỉ có một mình. ?Điều này chỉ là tạm thời và chúng ta hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân để sớm vượt qua thời điểm khó khăn này! |
ĐÂY LÀ MỘT SỐ LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN TỐT HƠN
?Điều quan trọng nhất lúc này với chúng ta là làm theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế, người quản lý cũng như quy định ở nơi cách ly; ?Hãy luôn mỉm cười; ?Tập trung và suy nghĩ một cách rõ ràng về một việc nào đó; ?Tập các bài thể dục vui nhộn thường xuyên; ?Tìm đọc thứ gì đó thú vị, hài hước; ?Giữ liên lạc với bạn bè qua các ứng dụng nhắn tin hoặc các trang mạng xã hội thường dùng; ?Giãi bày, chia sẻ với người mình tin cậy; ?Quan tâm và động viên những người bạn khác đang cảm thấy cô đơn; ?Tham gia các lớp học trực tuyến và hoàn thành bài tập; ?Bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình dưới nhiều hình thức (viết nhật kí, vẽ tranh, sáng tác nhạc, làm phim ngắn…); ?Giữ gìn cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh; ?Thực hành các bài tập giãn trước khi đi ngủ; ?Đi ngủ sớm hơn thường lệ. |
CHÚNG TA HÃY NHỚ
Không tiết lộ các thông tin đời sống riêng tư của mình trên mạng xã hội. NẾU EM VẪN CẢM THẤY CĂNG THẲNG VÀ/HOẶC CẢM THẤY BỊ QUÁ TẢI, HÃY YÊU CẦU SỰ HỖ TRỢ: ?Gọi điện thoại cho bố mẹ, ông bà hoặc một người lớn NẾU EM CẢM THẤY VÔ CÙNG LO LẮNG HOẶC GẶP PHẢI BẠO LỰC GIỚI, HÃY YÊU CẦU SỰ HỖ TRỢ: ?Gọi tới Tổng đài điện thoại quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111 ?Gọi tới Đường dây nóng của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển: |